Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_Bucharest-Arad

Liên quân Liên Xô - Romania

Binh lực của quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch có một số thay đổi so với thời điểm cuối tháng 8 năm 1944. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch Iaşi-Chişinău, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev đã tập hợp đủ các quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, 5 và Quân đoàn cơ giới 8. Các tập đoàn quân 1 và 4 (Romania) gia nhập đội hình Phương diện quân Ukraina 2 có 10 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn kỵ binh. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 có trong đội hình 262 xe tăng và 82 pháo tự hành cùng với Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev làm thành hai mũi đột kích chiến dịch khá mạnh.[9] Tuy nhiên, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cũng rút Tập đoàn quân xung kích 5 khỏi biên chế của Phương diện quân Ukraina 2 và điều nó đến hướng Warszawa - Berlin, nơi đang diễn ra các trận đánh khốc liệt dọc sông Wisla giữa ba phương diện diện quân Byelorussia (Liên Xô) với Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang cố giữ cửa ngõ phía Đông của nước Đức Quốc xã. Tập đoàn quân cận vệ 4 cũng được rút về lực lượng dự bị trực thuộc Đại bản doanh.[10] Vào thời điểm bắt đầu chiến dịch, tổng quân số của Phương diện quân Ukraina 2 có 681.556 người. Các tập đoàn quân Romania 1 và 4, các quân đoàn Romania 4 và 6 (độc lập) có tổng quân số 138.000 người, được trang bị 580 khẩu pháo. Tham gia chiến dịch giải phóng Transilvania còn có Tập đoàn quân không quân Rumani 1 có 113 máy bay các loại.

Trước quyết tâm của quân Đức Quốc xã giữ bằng được Hungary (bao gồm cả vùng Bắc Transilvania), Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô (STAVKA) đã ra chỉ thị ngày 29 tháng 8 yêu cầu Phương diện quân Ukraina 3 nhanh chóng tiến về phía biên giới Rumani - Bulgary nhằm thanh toán các thế lực thân Đức tại đây. Còn Phương diện quân Ukraina 2 sẽ phải đưa các tập đoàn quân số 27, 53 và Tập đoàn quân xe tăng số 6 từ khu đồng bằng Danube và Nam Carpath lên phía biên giới Hungary và Nam Tư ở phía Tây Giurgiu, sau đó gấp rút hành tiến về hướng Sibiu, tấn công TurduCluj, đến ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 phải tiếp cận các thành phố này. Cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 bao gồm Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 40 phải tiến tới Baia MareSatu Mare, vượt qua phía Đông dãy Carpath. Để đề phòng Cụm tập đoàn quân E (Đức) phản kích từ hướng Nam Tư, Đại bản doanh Liên Xô đề nghị Bộ Tổng tham mưu Romania tách ra 2 đến 3 sư đoàn phòng thủ dọc sông Danub từ Orsovo (Orsova) qua Turnu-Severin đến Vidin. Tập đoàn quân Romania 1 được giao nhiệm vụ này. Tập đoàn quân Ronmania 4 sẽ phối hợp với Tập đoàn quân 27 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 giải phóng vùng Bắc Transilvania.[11]

Liên quân Đức Quốc xã - Hungari

Với binh lực đã bị tổn thất nặng nề sau chiến dịch, đến ngày 19 tháng 9, Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina chỉ còn lại những cụm tác chiến gồm tàn quân của nhiều quân đoàn, sư đoàn khác nhau tập hợp lại và quân đội Hungary được động viên ra mặt trận. Tổng số quân Đức gồm 8 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 cụm tác chiến sư đoàn; quân Hungary gồm 12 sư đoàn và 3 lữ đoàn.[12]

  • Quân đội Đức Quốc xã:
    • Bộ binh: Sư đoàn sơn chiến 3, các sư đoàn bộ binh 4, 8, 46; Cụm tác chiến sư đoàn "Shubach"; Cụm phòng thủ "Kessel"; một phần Sư đoàn bộ binh 76 đang chờ bổ sung.
    • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 8 SS.
    • Đang trên đường đến tăng viện: Sư đoàn xe tăng 23, Lữ đoàn xe tăng 110, Sư đoàn cảnh binh 4 SS, Sư đoàn kỵ binh 22 SS.
  • Quân đội Hungary:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh 25; các sư đoàn dự bị động viên 2, 4, 6, 7, 8, 9, 12
    • Kỵ binh biên phòng: Lữ đoàn 9, các lữ đoàn dự bị 1, 2
    • Thiết giáp: Các sư đoàn xe tăng 1 và 2.
    • Đang trên đường đến tăng viện: Các sư đoàn bộ binh 20 và 27.

Trên cơ sở các sư đoàn này, quân đội Hungary tổ chức thành các tập đoàn quân Hungary 1 và 2 trấn giữ hai bên sườn Tập đoàn quân 8 (Đức) trên hướng Siget (Sighetu Marmatiei) và Cluj. Ngoài ra, trong hậu phương của mặt trận Hungary, quân Đức đang gấp rút tái lập Tập đoàn quân 6 (lần thứ ba) với dự kiến sẽ lấy Tập đoàn quân 8 làm nòng cốt và tăng cường cho nó các đơn vị rút ra từ Hy Lạp, Nam Tư, Ý và từ mặt trận Phần Lan khi quân Đức buộc phải rời khỏi đây do Phần Lan tuyên bố rút khỏi cuộc chiến. Quân đội Hungary cũng đang thành lập thêm Tập đoàn quân Hungary 3 để trấn giữ hướng Timoshoara (Timisoara) - Arad. Ngoài ra, quân Đức còn quân đoàn bộ binh độc lập 17 bào gồm 3 sư đoàn bộ binh sơn chiến và 1 sư đoàn kỵ binh SS đóng tại chỗ tiếp giáp giữa Phương diện quân Ukraina 2Phương diện quân Ukraina 4 cũng được huy động tham gia phòng thủ từ hướng Nam Slovakia.

Đối với quân đội Đức Quốc xã thì giờ đây chỉ còn Hungary là đồng minh thân cận nhất ở Trung Âu. Do vậy, giữ được vùng Transilvania là còn giữ được cả thái độ thân Đức của chính phủ Miklos Horthy, dùng Hungary để che chắn cho sườn phía Đông Nam của nước Đức, bao gồm cả Tiệp Khắc và Áo mà nước Đức Quốc xã đã đặt họ dưới ách chiếm đóng từ những năm 1936-1938. Giống như ở Ba Lan, quân Đức cũng phải dựa vào các tuyến sông để tổ chức phòng thủ. Tuy nhiên, do Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) đã ở phía Bắc tuyến sông Danub nên các cố gắng của quân Đức chỉ có thể làm chậm đà tấn công của quân đội Liên Xô cho đến khi xây dựng được tuyến phòng thủ mới trên tuyến sông Tissa.[13]

Ban đầu, giới quân sự Đức đã tính sai ý đồ của quân đội Liên Xô. Họ cho rằng Liên Xô sẽ theo đuổi tham vọng lấy lại các eo biển Dardanen và Bosfor để khai thông con đường từ Biển Đen ra Địa Trung Hải. Chỉ đến khi toàn bộ Phương diện quân Ukraina 2 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 3 quay sang phía Tây, người Đức mới nhận ra tình hình và bố trí lại binh lực. Rút quân chủ lực từ Nam Carpath lên tăng cường cho tuyến Deva, Cluj, Siget.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Bucharest-Arad http://mek.oszk.hu/01900/01906/html/index8.html http://www.historia.ro/exclusiv_web/general/artico... http://www.historia.ro/exclusiv_web/general/artico... http://www.historia.ro/exclusiv_web/general/artico... http://militera.lib.ru/h/gpwsh1/04.html http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/h/sovtankv/12.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/10.html http://militera.lib.ru/h/ww2_german/19.html http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/04.ht...